Khiếu nại và bồi thường giao nhận hàng hóa
Quy định trách nhiệm bồi thường của Vận Chuyển SPEED khi có tổn thất phát sinh đối với hàng hóa mà khách hàng gửi bị mất mát, đổ vỡ hay thất lạc. Giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật Bưu chính số 49/2010/QH12. Chúng tôi thực hiện theo chính sách vận chuyển của bên đối tác thứ 3, chính sách duy nhất phù hợp với Vận Chuyển Quốc Tế.
Theo quy định của Hãng UPS, DHL, TNT, FEDEX thì khi khách hàng sử dụng dịch vụ gửi hàng chuyển phát nhanh Quốc Tế nếu bị mất hàng các Hãng vận chuyển quốc tế này sẽ đền theo % giá trị hàng đã khai trên invoice lúc gửi đi. Vận Chuyển SPEED là đơn vị trung gian vận chuyển kết nối các hãng nên các chính sách về vận chuyển sẽ áp dụng theo hợp đồng vận chuyển với hãng vận chuyển.
Chính sách đền bù 100% khi khách hàng mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa tại các Hãng mà khách hàng đã gửi, nếu trong trường hợp hàng hóa không mua bảo hiểm khi thất lạc Hãng vận chuyển quốc tế chỉ đền bù cho mỗi lô hàng: Cước Phí + Giá trị hàng không quá 100$. Có nghĩa là hàng của bạn có giá trị 50 triệu nếu bạn không mua bảo hiểm hàng hóa, bạn chỉ được đền bù không quá 100$ cho lô hàng đó. Vì vậy khi gửi hàng đi nước ngoài, nếu mặt hàng của bạn có giá trị cao thì nên mua bảo hiểm hàng hóa để đảm bảo quyền lợi của mình.
Các công ty vận chuyển quốc tế DHL, UPS, FedEx, TNT .. rất uy tín tỉ lệ mất hàng thì hầu như rất thấp, nếu khách hàng tin tưởng vào dịch vụ của mỗi Hãng thì có thể không mua bảo hiểm hàng hóa vì đôi khi cước vận chuyển chuyển và bảo hiểm bạn phải trả quá cao và tốn nhiều chi phi hơn. Hơn 95% khách hàng gửi hàng đi nước ngoài không mua bảo hiểm để tiết kiệm và Số khách hàng còn lại thì quyết định mua bảo hiểm để đảm bảo hàng hóa, thông thương mà các khách hàng quyết định mua bao hiểm là các mặt hàng như: Máy tính Bảng, điện thoại Iphone, máy quay phim đây là nhưng mặt hàng có giá trị và rất dễ bị mất cũng như rất dễ bị va chạm làm hư hỏng đến sản phẩm
1. Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi toàn bộ.
Đối với lô hàng được xác nhận là bị mất, thất lạc do hãng vận chuyển. Việc mất hàng hoặc thất lạc này là lý do từ phía Hãng Vận Chuyển, Vận Chuyển SPEED đã có hồ sơ gửi hàng và đã cung cấp mã tracking cho khách hàng chứng minh lô hàng đã được bên Hãng đã TIẾP NHẬN tiến hành vận chuyển. Đối với trường hợp này phía Vận Chuyển SPEED có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng khiếu nại yêu cầu đền bù với hãng vận chuyển.
Mức đền bù cho hàng hóa bị mất hoặc thất lạc được các hãng vận chuyển quy định rõ ràng theo Luật Bưu chính số 49/2010/QH12. Đền bù 100% cước phí vận chuyển và mức đền bù hàng hóa dựa vào giá trị kê khai hải quan (nhưng không quá 100 USD trên 1 bưu gửi đã kê khai).
2. Trường hợp bưu gửi bị hư hỏng hoặc bị tráo đổi một phần
Được xác định dựa trên hư hại thực tế và tính theo giá trị trường của vật phẩm, hàng hóa cùng loại tại địa điểm và thời gian nhận gửi nhưng không vượt quá mức bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi toàn bộ. Đền bù trên số kg tương ứng hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng cước phí vận chuyển và mức đền bù hàng hóa dựa vào giá trị kê khai hải quan (nhưng không quá 100 USD trên 1 bưu gửi đã kê khai).
3. Quy định bồi thường thiệt hại
Áp dụng chi trả là đồng Việt Nam, việc chi trả được thực hiện một lần, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Thời hạn chấp nhận khiếu nại đối với bưu gửi là 6 tháng kể từ ngày sau ngày kết thúc chỉ tiêu thời gian toàn trình đã công bố.
- Chỉ chấp nhận khiếu nại cho các lô hàng sử dụng dịch vụ của Vận Chuyển SPEED.
- Chỉ chấp nhận khiếu nại sau khi kết thúc chỉ tiêu thời gian toàn trình
Lưu ý: Quý khách phải kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng (Bưu gửi đến nhà quý khách thường sẽ có tem niêm phong). Nếu xảy ra mất mát hay hư hỏng phải báo lại ngay cho Vận Chuyển SPEED và từ chối nhận hàng để chúng tôi giải quyết. Trong trường hợp quý khách đã ký nhận hàng trên Bill, sau đó mới báo hàng mất hoặc hư hỏng chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm.
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vi phạm hợp đồng của người sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc do đặc tính tự nhiên, khuyết tật vốn có của vật chứa trong bưu gửi đó;
- Hàng dễ vỡ (thủy tinh, sành, sứ…) hoặc hàng hóa đặc biệt (chất lỏng, sơn nước…) bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển;
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính không chứng minh được việc gửi và suy suyển, hư hỏng bưu gửi;
- Bưu gửi đã được phát và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi;
- Bưu gửi bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước đến;
- Các thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi không thực hiện được do việc mất, suy suyển, hư hỏng tài liệu, hàng hóa và phát chậm gây nên;
- Người gửi không có chứng từ xác nhận việc gửi.
- Khiếu nại quá thời hạn quy định;
- Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng dịch vụ bưu chính không thực hiện đúng các quy định về khiếu nại, giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật Bưu chính số 49/2010/QH12.